Hôm nay, mình sẽ hướng dẫn các bạn bắt đầu tạo một blog trên nền tảng mã nguồn mở WordPress cho riêng phục vụ cho nhu cầu, mục đích của bạn, với hướng dẫn này bạn không nhất thiết phải biết về các kiến thức, kỹ thuật lập trình nào, dù bạn chưa 18 hay bạn đã ngoài 60. Tuy nhiên, nếu bạn cần một blog chuyên nghiệp hơn hãy liên hệ trực tiếp cho tôi để được hỗ trợ nhiều hơn.

Để bắt đầu một blog WordPress bạn sẽ cần những gì?

Có ba điều bạn cần để có thể tạo cho mình một blog WordPress:

  1. Một ý tưởng tên miền (domain) (đây sẽ là tên của blog của bạn, ví dụ như dmamagazine.com)
  2. Tài khoản lưu trữ web (hosting) (đây là nơi trang web của bạn sẽ được lưu trữ trên internet, tất cả nội dung, hình ảnh,…)
  3. Sự tập trung của bạn trong 30 phút vào bài viết này.

Hãy tập trung khi đọc bài viết này, chỉ cần bạn tập trung 1 lần này những lần tiếp theo có thể bạn sẽ chỉ mất 5 10 phút. Khi bạn đã sẵn sàn tập trung và chúng tôi sẽ bắt đầu hướng dẫn toàn bộ quá trình này cho bạn, từng bước một.

Trong hướng dẫn này, chúng tôi sẽ đề cập đến:

  • Cách đăng ký tên miền
  • Cách chọn Web Hosting tốt nhất
  • Cách cài đặt mã nguồn WordPress
  • Cách thay đổi Theme (giao diện) cho blog của bạn
  • Làm thế nào để viết bài viết đầu tiên trên blog của bạn
  • Cách tùy chỉnh WordPress với Plugin
  • Cách thiết lập theo dõi người dùng Google Analytics
  • Cách kiếm tiền từ blog của bạn
  • Những thắc mắc thường gặp.

Bước 1. Chuẩn bị Tên miền và tài khoản lưu trữ dữ liệu

Những người mới bắt đầu thường mắc các sai lầm khi xây dựng một blog là chọn sai nền tảng để phát triển blog. Rất may là khi bạn đang ở đây, vì vậy bạn sẽ không phạm sai lầm và tốn thời gian của mình cho những vấn đề đó.

Trong hướng dẫn này chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn xây dựng blog của riêng mình thông qua nền tảng mã nguồn mở WordPress (WordPress.org chứ không phải WordPress.com nhé). Tại sao? Vì bạn có thể sử dụng nó miễn phí, bạn có thể cài đặt plugin bổ sung, tùy chỉnh các thiết kế trang web của mình và quan trọng nhất là kiếm tiền từ trang web của bạn mà không có bất kỳ hạn chế nào (xem sự khác biệt giữa WordPress.com và WordPress.org mình sẽ nói thêm ở một bài viết khác nhé! ).

 

Như đã đề cập ở trên thì bạn sẽ cần một tên miền (domain) và một tài khoản lưu trữ web (hosting).

Một tên miền là tên mà khi người dùng gõ trên thanh địa chỉ và có thể truy cập vào trang web của bạn (ví dụ tên miền của mình là dmamagazine.com), một cái tên dễ đọc, dễ nhớ, nó có thể là tên thương hiệu của bạn, một cái tên gì đó có ý nghĩa với bạn, và tốt nhất nó thể hiện được những nội dung gì mà trang web của bạn đang hướng đến. 

Tiếp đến là tài khoản lưu trữ web, nơi mà các bài viết, hình ảnh, video,… bạn đăng tải lên trang web sẽ được lưu trữ. Bạn cứ suy nghĩ đơn giản như thế này sẽ dễ hiểu hơn, tên miền là địa chỉ nhà (số nhà) còn tài khoản lưu trữ web là ngôi nhà của bạn.

Một tên miền thường có giá 270k/năm (.com/.net) và lưu trữ web thường có giá 50-150k/tháng, là những gì cần thiết cho một sự khởi đầu rồi.

* Nếu bạn muốn thử nghiệm những kiến thức tại bài viết này với chi phí thấp hơn bạn có thể liên hệ trực tiếp mình để được hỗ trợ nhé!

Lưu ý: Trong hướng dẫn này mình sẽ sử dụng Domain tại Mắt Bão và Hosting được thiết lập sẵn Cpanel (những thứ phổ biến nhất).

Bước 2. Kết nối hosting + cài đặt mã nguồn

Vì WordPress là mã nguồn mở phổ biến nhất hiện nay để phát triển một blog đơn giản cho đến các website yêu cầu cao hơn do đó đa số các dịch vụ lưu trữ web (hosting) đều hỗ trợ cài đặt khi bạn mua hosting, do đó mình sẽ không đi sâu vào vấn đề này để các bạn đỡ rối.

Điều bạn cần quan tâm ở đây là làm thế nào để kết nối domain và hosting (tương tự như cấp số nhà cho nhà của bạn).

Đầu tiên, bạn truy cập vào tài khoản quản lý domain của mình, đến phần quản lý DNS để tạo các bản ghi (bạn cứ hiểu là thông số giúp kết nối domain về hosting).

quan ly dns hosting - config hosting domain

them record dns hosting

Ở đây bạn chú ý giúp mình 2 phần trong ô đỏ như hình là host và giá trị bạn chỉ cần điền tương tự như mẫu dưới những chỗ cần thay đổi mình sẽ in dậm màu đỏ và hướng dẫn ở dưới nhé.

Host Loại TTL Giá trị
@ A (Address) Mặc định TTL 66.42.55.32
www A (Address) Mặc định TTL 66.42.55.32
dmamagazine A (Address) Mặc định TTL 66.42.55.32
www.dmamagazine A (Address) Mặc định TTL 66.42.55.32

Trong đó, ip bạn đổi thành ip hosting mà bạn đã mua (khi mua hosting, bên cung cấp sẽ cung cấp ip này cho bạn). dmamagazine bạn đổi thành phần đầu của tên miền ví dụ bạn mua abc.com thì bạn sẽ điền vào là abc, làm tương tự với www.dmamagazine .

Như vậy bạn đã trỏ domain về hosting, ở các dịch vụ như Mắt Bão bạn sẽ có thể sử dụng ngay sau khi kết nối (thường thì như vậy như đôi khi bạn có thể mất 15 20p hoặc có thể vài tiếng để DNS này được quảng bá). Để kiểm tra bạn truy cập vào website của mình nếu có hiển thị nội dung như dưới là thành công.

Tạo và config cơ sở dữ liệu

Ở bước này bạn cũng sẽ phải tạo một cơ sở dữ liệu (CSDL), nơi sẽ lưu trữ các nội dung mà bạn viết trên website, các thiết lập web,…

Bạn truy cập vào tài khoản quản lý hosting và truy cập tiếp vào khu vực Cpanel. Giao diện nếu bạn dùng Cpanel sẽ tương tự như hình dưới, với các trình quản lý khác mình sẽ có bài hướng dẫn sau.

cpanel hosting

Trong trình quản lý Cpanel này bạn sẽ thấy phần Cơ Sở Dữ Liệu MySQL bạn click vào để tạo CSDL bao gồm các thông tin sau:

  • Tên CSDL
  • Tên tài khoản truy cập
  • Mật khẩu truy cập

Lưu ý: Các thông tin này bạn cần lưu lại để dùng ở bước ngay sau đây.

Bạn quay trở lại trình quản lý chính của Cpanel và truy cập vào Bộ Quản Lý tệp > public_html > wp-config-sample.php > Edit

cpanel hosting - wordpress website

/** The name of the database for WordPress */

define('DB_NAME', 'DatabaseName_here');

/** MySQL database username */

define('DB_USER', 'Username_here');

/** MySQL database password */

define('DB_PASSWORD', 'Password_here');

Sử dụng các thông tin đã tạo ở bước trên điền vào phần mình bôi đỏ và lưu lại để kết nối mã nguồn (source code) và CSDL. Tiếp đến, bạn cần truy cập vào website của mình để thiết lập bước cuối cùng và tài khoản quản trị web.

website wordpress

Site Title: Dòng tiêu đề cho website của bạn.

Username: Tên đăng nhập cho tài khoản quản trị.

Password: Mật khẩu cho tài khoản quản trị.

Your Email: Email cho tài khoản quản trị.

Search Engine Visibility: Cho phép các công cụ tìm kiếm index nội dung trên website của bạn không? Bạn nên tick vào mục này để chặn index đi, sau khi hoàn thành thiết kế, chỉnh sửa các thông tin cần thiết rồi hẵn bật lên lại.

Bước 3. Chọn giao diện phù hợp với nội dung trang web

Sau khi cài đặt xong Bước 2 trang web của bạn sẽ như thế này.

website wordpress

Và thực nó quá sức đơn giản, không thu hút được độc giả đúng không. Tùy chỉnh giao diện là một trong những phần thú vị và bổ ích nhất trong hành trình xây dựng trang web/blog WordPress của bạn.

Có hàng ngàn mẫu chủ đề (WordPress Theme) được tạo sẵn mà bạn có thể cài đặt ngay cho trang web của mình. Bạn có thể sử dụng một mẫu sẵn trong kho Theme này của WordPress, tuy nhiên sẽ có những hạn chế nhất định với các phiên bản miễn phí, một số theme để sử dụng các tính năng bạn cần mua nó.

Bạn có thể thay đổi chủ đề của mình bằng cách truy cập trang quản trị trang web WordPress của mình và nhấp vào Giao diện (Appearance) » Chủ đề (Themes).

website wordpress - wp theme

Ở đây sẽ hiển thị những theme bạn đã cài đặt, để vào kho giao diện của WordPress bạn click tiếp vào Thêm mới (Add new).

Trên màn hình tiếp theo, bạn sẽ có thể tìm kiếm khoảng 5600+ chủ đề WordPress miễn phí có sẵn trong kho theme chính thức của WordPress.org. Bạn có thể sắp xếp bộ lọc tìm kiếm theo mức phổ biến, mới nhất, nổi bật cũng như các bộ lọc tính năng khác (lĩnh vực, bố cục,…).

wordpress theme

Để xem giao diện mẫu bạn chỉ cần rê chuột vào theme mà bạn thích và click vào Preview, tương tự bạn muốn cài đặt theme này luôn thì chỉ việc click vào nút Install.

wp theme

Khi bạn đã cài đặt theme phù hợp, bạn có thể tùy chỉnh bằng cách nhấp vào Tùy chỉnh (Customize) trong menu Giao diện (Appearance).

Mỗi theme sẽ có một cách thiết lập, thiết kế khác nhau nên mình sẽ không hướng dẫn cụ thể ở hướng dẫn này. Nhưng đối với lĩnh vực bất động sản, trang web giới thiệu công ty đơn giản thì mình sẽ có một bài hướng dẫn ở bài viết khác.

Bước 4. Tạo bài viết đầu tiên trên trang web/blog

Để tạo bài viết đầu tiên trên trang web/blog, bạn nhấp vào Bài viết »Thêm mới trong menu trình quản lý WordPress. Bạn sẽ thấy một khu vực biên tập nơi bạn có thể tạo bài viết cho blog của mình.

bai viet wordpress

Khu vực biên tập này khá đơn giản với một vài công cụ giống như trong Word mà bạn thường dùng. Tuy nhiên, để tiện hơn trong việc soạn thảo mình khuyên bạn nên cài thêm Plugin TinyMCE Advanced.

Về cơ bản khu vực viết bài sẽ có các khu vực sau:

  1. Tiêu đề bài viết
  2. Khu vực soạn thảo
  3. Khu vực sidebar bên phải gồm:
    – Chọn/tạo mới chuyên mục của bài viết.
    – Chọn/tạo mới thẻ tags của bài viết.
    – Chọn ảnh đại diện cho bài viết.
    – Khu vực Đăng bài/cập nhật bài viết.

Chi tiết về cách tạo và đăng bài viết mình sẽ hướng dẫn cụ thể ở bài viết khác.

Bước 5. Các Plugin cần thiết & Tùy chỉnh

Tùy thuộc vào chức năng, mục đích sử dụng mà bạn có thể cài thêm các plugin khác. Với cộng đồng WordPress lớn mạnh thì không chỉ người dùng được cung cấp kho theme đồ sộ, mà còn là kho plugin cực kỳ lớn với hơn 55.000 plugin và ngày càng tăng. 

Các plugin cơ bản mình thường sử dụng cho 1 website sẽ bao gồm:

  • TinyMCE Advanced (bổ sung nút chức năng cho công cụ soạn thảo)
  • Duplicate Post (tạo bản sao bài viết, trang. Sau này bạn thiết kế trang sẽ tiện hơn)
  • Header Footer Code Manager hoặc AddFunc Head & Footer Code (hỗ trợ chèn một số đoạn mã vào header footer hay body mà không cần trực tiếp mở file chứa mã nguồn)
  • Really Simple SSL (kích hoạt SSL)
  • Contact Form 7 (nếu bạn muốn tạo Form liên hệ)
  • Yoast SEO (công cụ hỗ trợ tối ưu SEO)

Cách thiết lập Google Analytics

Nếu bạn nào chưa biết Google Analytics là gì thì mình xin, giới thiệu sơ qua là Google Analytics là công cụ giúp bạn xem có bao nhiêu người đang truy cập blog của bạn, xem họ đến từ đâu và họ đang làm gì trên trang web của bạn,…

google-analytics-wordpress

Tốt nhất là nên cài đặt Google Analytics khi blog của bạn hoàn chỉnh (chính thức bật index với các công cụ tìm kiếm), để bạn có thể thấy độc giả của mình quan đến những nội dung nào, chủ đề nào và lưu lượng truy cập như thế nào.

Trước tiên, bạn cần truy cập trang web Google Analytics và đăng nhập bằng tài khoản Gmail của mình.

Khi bạn đã đăng nhập, bạn tiếp tục cung cấp một số thông tin và đăng ký tài khoản Google Analytics miễn phí. Sau khi đăng ký xong bạn sẽ nhận được một đoạn mã, giờ hãy lấy đoạn mã đó gắn vào header của trang (nếu bạn đã cài đặt một trong hai plugin Header Footer Code Manager hoặc AddFunc Head & Footer Code thì chỉ cần truy cập vào đây để dán đoạn mã vào sẽ đơn giản hơn rất nhiều).

Chi tiết về cách đăng ký tài khoản và thiết lập Google Analytics mình sẽ gửi đến các bạn trong bài viết khác cụ thể hơn.

Kiếm tiền từ trang web/blog của bạn

Có thể bạn đã tường đọc qua rất nhiều bài viết trên nhiều website/blog, nhưng có lẽ bạn đang tự hỏi làm thế nào có thể kiếm tiền từ blog ấy.

Thực tế có rất nhiều cách khác nhau để kiếm tiền từ blog của bạn. Tuy nhiên, không có là đơn giản cả, nó là cả một quá trình, cần rất nhiều thời gian và công sức.

Bài viết về cách kiếm tiền từ blog mình sẽ cập nhật link trong thời gian tới ở đây nhé. Đó là hướng dẫn hơn 4000 từ mà mọi người muốn kiếm tiền từ blog cần phải đọc. Còn trong bài viết này mình chỉ đi nhanh về các cách kiếm tiền phổ biến cho blog.

Google AdSense

Nhiều blogger/chủ trang web chọn kiếm tiền bằng cách hiển thị quảng cáo. Nếu bạn tạo một blog với mục đích kiếm tiền, thì Google AdSense là cách tốt nhất để làm điều này.

Đây là nền tảng quảng cáo lớn nhất cho các blogger và nhà xuất bản. Hoạt động như một người trung gian giữa bạn và nhà quảng cáo, Google cho phép các nhà quảng cáo đặt giá thầu cho các từ khóa phù hợp với nội dung của bạn. Điều này cho phép bạn có được mức giá tốt nhất có thể cho quảng cáo được hiển thị trên blog của mình.

Tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing)

Tiếp thị liên kết là chiến lược kiếm tiền được sử dụng phổ biến thứ hai trong số các phương thức kiếm tiền từ blog cho blogger. Về cơ bản, bạn giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ cho độc giả của mình và khi họ mua hàng, bạn sẽ nhận được hoa hồng giới thiệu.

Chìa khóa trong tiếp thị liên kết là giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao mà bạn đã sử dụng và tin tưởng. Có rất nhiều plugin và công cụ hỗ trợ tiếp thị liên kết cho WordPress có thể giúp bạn quản lý tốt hơn, kiếm được nhiều tiền hơn khi quảng bá sản phẩm liên kết.

Cửa hàng trực tuyến hoặc dịch vụ khác

Với nhiều blogger kiếm tiền bằng cách bán những sản phẩm trực tiếp từ blog của họ. Sản phẩm ở đây có thể là các sản phẩm vật lý, các sản phẩm kỹ thuật số như sách điện tử, tác phẩm nghệ thuật, âm nhạc, phần mềm,… Một số blogger thậm chí còn cung cấp các dịch vụ tư vấn, rất đa dạng đúng không các bạn.

Tuy nhiên, đó cũng chưa phải là tất cả những gì bạn có thể làm với blog WordPress của mình. Bạn có thể tạo blog chuyên biệt để đánh giá (review), viết blog thời trang, viết blog thực phẩm với công thức nấu ăn,… Mỗi loại blog đều mang đến cho bạn nhiều cơ hội kiếm tiền từ nội dung của mình phụ thuộc vào tính sáng tạo của bạn.

Câu hỏi thường gặp (FAQ)

Để thuận tiện hơn cho bạn đọc tìm hiểu và tìm thấy các câu trả lời cho thắc mắc của mình chúng tôi đã tổng hợp cũng như giải đáp tại đây cho các bạn. Dưới đây là câu trả lời cho các thắc mắc thường gặp nhất về việc tạo blog cho các bạn mới tìm hiểu.

Tôi có thể tạo một blog/trang web mà không sử dụng WordPress được không?

Vâng, không chỉ có WordPress mới hỗ trợ cho bạn tạo một blog, còn có nhiều nền tảng khác dành cho bạn. Tuy nhiên sau khi so sánh tất cả, và cho đến nay, WordPress là giải pháp tốt nhất mà chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng khi mới bắt đầu tìm hiểu, xây dựng và phát triển một blog/website với nhiều tính năng mở khá thuận lợi, giao diện dễ sử dụng, vân vân và mây mây, nhiều thứ khác chờ bạn khám phá.

Tôi có thể xây dựng một blog mà không cần hosting?

Không, điều này là không thể. Hosting (dịch vụ lưu trữ web) là nơi lưu trữ mã nguồn, các tập tin, các nội dung trên trang web của bạn. Nó như một chiếc ổ cứng cài đặt hệ điều hành cho PC, PC của bạn sẽ không thể vào các ứng dụng của Win nếu không có ổ cứng.

Chi phí để bắt đầu một blog là bao nhiêu?

Chi phí phụ thuộc vào nhu cầu, các tiện ích cần bổ sung,…. Tôi đã có một bài viết khá đầy đủ về chi phí tạo một trang web cũng như cách để bạn có thể tiết kiệm chi phí nhất mà bạn có thể tham khảo.

Tôi có thể tạo một blog mà không cho bố mẹ hoặc những người khác biết không?

Vâng, hoàn toàn có thể nhé. Bạn có thể cài đặt cho blog WordPress của mình ở chế độ riêng tư và ẩn nó khỏi internet bằng cách tắt index trên các công cụ tìm kiếm.

Tôi có thể xây dựng một blog WordPress và kiếm tiền qua Google Adsense không?

Có thể nhé, bạn có thể sử dụng blog WordPress của mình để kiếm tiền từ Google AdSense. Đây là hướng dẫn cách kiếm tiền từ Google Adsense trên website WordPress mà bạn có thể tham khảo.

[đang cập nhật…]