Nội dung
Lượng người dùng truy cập vào website luôn là điều mà các SEOer quan tâm khi triển khi triển khai quá trình SEO. CRO là một công cụ quan trong giúp cải thiện lượng người dùng truy cập vào website của bạn. Vậy CRO là gì chúng tôi sẽ cùng bạn khám phá qua bài viết dưới đây nhé!
Giới Thiệu Về CRO
Để hiểu CRO là gì bạn hãy cùng chúng tôi khám phá những phần sau:
Khái niệm CRO Là Gì?
CRO được viết tắt từ cụm từ Conversion Rate Optimization có nghĩa là tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi. CRO là một chuỗi các công cụ giúp tăng tỉ lệ người dùng truy cập vào trang web và chuyển đổi thành khách hàng.
Hiểu một cách đơn giản hơn CRO là một hệ thống giúp tăng lượng người dung truy cập vào website. Khi người dùng đã truy cập vào website của doanh nghiệp. CRO tiếp tục hỗ trợ để biến những người dùng đã truy cập vào website đó trở thành khách hàng mua hoặc sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.

Khái niệm CRO là gì?
Lợi Ích Của CRO
Ngay từ phần khái niệm bạn đã phần nào hình dung ra những lợi ích mà CRO mang lại. Cụ thể những lợi ích mà CRO mang lại như sau:
- Tăng lượng khách hàng tiềm năng và doanh thu bán hàng trên website.
- Không tốn thêm chi phí cho lưu lượng truy cập vào trang web.
- Tăng lợi nhuận đáng kể từ việc chi tiêu tiếp thị, giảm chi phí trực tiếp trên mỗi lần bán hàng hoặc chuyển đổi.
- Tối ưu hóa việc cải thiện website giúp thu hút được nhiều người dùng truy cập. Níu giữ chân khách hàng tốt tăng cơ hội chuyển đổi thành công.
- Lợi ích cuối cùng cũng là lợi ích lớn nhất khi sử dụng công cụ CRO là tạo ra nhiều doanh thu hơn từ trang web của mình.
Khi Nào Bạn Nên Sử Dụng CRO Cho Website?
Các công cụ tiếp thị và bán hàng có thể thu hút được lượng lớn người dùng quan tâm đến sản phẩm /dịch vụ. Lúc này bạn nên sử dụng CRO để giúp chuyển đổi người dùng truy cập thành khách hàng tiềm năng.
Có nghĩa là tối ưu toàn bộ người dùng quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ đều sẽ mua sản phẩm/dịch vụ của mình. Thậm chí biến họ thành khách hàng tiềm năng sẽ luôn ủng hộ những sản phẩm dịch vụ mà mình bán.
Hầu hết các doanh nghiệp đều có rất nhiều sản phẩm/dịch vụ. Chính vì vậy cần phải tận dụng hiệu quả lượng website traffic có sẵn. Để có thể kiểm tra được những nhu cầu của khách hàng. Bạn có thể dùng công cụ như Ahrefs để thống kê các từ khóa mà khách hàng thường xuyên tìm kiếm. Từ đó sẽ nắm bắt được nhu cầu của khách hàng.
Các yếu Tố Làm Nên CRO Là Gì?
Để có thể sử dụng hệ thống CRO thành công, bạn phải quan tâm đến cấu tạo của nó. Trong phần này chúng tôi sẽ cập nhật cấu tạo của CRO gồm những yếu tố sau:
- Nghiên cứu chuyển đổi.
- Trải nghiệm người dùng (UX).
- Tính thuyết phục của trang web.
- Thử nghiệm A/B và cá nhân hóa.
Các yếu tố làm nên CRO là gì?
Quy Trình Để Tối Ưu Tỷ Lệ Chuyển Đổi CRO
Để có thể tối ưu tỉ lệ chuyển đổi thành khách hàng tiềm năng. Các bạn nên chú ý đến công thức tính tỷ lệ chuyển đổi và quy trình thực hiện CRO như sau:
Công Thức Tinh Tỷ Lệ Chuyển Đổi
Conversion Rate = (Conversions/ Visit )* 100%
Quy Trình CRO
Quy trình thực hiện CRO sẽ có những bước sau:
Bước 1: Nghiên Cứu Chuyển Đổi
Bước này được xem như bước khảo sát nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm/dịch vụ. Để xác định được chính xác nhu cầu của khách hàng. Bạn bắt đầu bằng việc quyết định hành động trực tuyến của khách hàng. Bằng cách hướng khách hàng đi theo các đăng ký miễn phí và chốt lại mục đích cuối cùng bạn muốn hướng tới.
Trên website sẽ có 3 mục tiêu chính cần đo lường tỉ lệ chuyển đổi:
- Khách mua đăng ký để nhận nội dung.
- Khách hàng đăng ký nhận tài liệu miễn phí.
- Khách điền thông tin tư vấn.
Để thực hiện tốt bước này bạn cần xác định được tỷ lệ chuyển đổi của 3 mục tiêu này là bao nhiêu. Bên cạnh đó cần so sánh tỷ lệ chuyển đổi vừa xác định được với kết quả tỷ lệ chuyển đổi trong khoảng thời gian gần nhất. Để biết độ tăng giảm và phần nào cần tối ưu.
Bước 2: Xác Định Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tỷ Lệ Chuyển Đổi
Để có thể đến được với bước hoàn thành việc mua hàng. Khách hàng của bạn trải qua rất nhiều công đoạn tiếp xúc khác nhau, cũng có một số khách hàng bỏ ngang không đến với bước cuối cùng. Chính vì điều này bạn cần tính toán được thời điểm khách hàng có thể rời bỏ website nằm ở đâu. Để có thể tính toán chính xác được không còn cách nào khác bạn cần nghiên cứu các yếu tố khiến khách hàng rời trang web của bạn.
Các yếu tố đó như sau:
- Bounce Rate: Thống kê đầy đủ % người dùng chỉ truy cập một trang duy nhất trên website.
- Thời gian trung bình trên trang: Cho bạn biết thời gian người dùng lưu lại trên website.
- Nguồn truy cập: Là nguồn dẫn dắt người dùng truy cập vào website.
- Tỷ lệ bỏ qua giỏ hàng: là nhóm khách hàng bỏ hàng vào giỏ nhưng không thực hiện bước thanh toán mà rời đi ngay.
- Mức độ tương tác.
Quy trình CRO là gì?
Bước 3: Đưa vào Thử Nghiệm
Thử nghiệm A/B: Đây là một bước quan trọng trong CRO, thử nghiệm sẽ được chạy trên 1 biến duy nhất. Tuy nhiên kết quả thì được hiển thị trên cả 2 phiên bản của trang.
Một số loại thử nghiệm phổ biến như:
- Bản sao trang
- Kêu gọi hành động
- Bằng chứng xã hội
- Yếu tố hình ảnh
- Điều hướng đơn giản
- Cửa sổ bật lên
Bước 4: Kiểm Tra Kết Quả
Bạn sẽ dựa vào một số cách để theo dõi kết quả như sau:
Công cụ phân tích website: Bạn có thể kiểm tra hết các thông tin liên quan đến người dùng truy cập website. Bẳng cách truy cập vào bảng điều khiển.
Google Analytics: Bạn cũng có thể sử dụng Analytics của google để chạy các thử nghiệm.
Kết Luận
CRO là công cụ lý tướng giúp tăng doanh thu đáng kể cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó CRO mang lại rất nhiều lợi ích về chi phí cũng như nhân lực. Hy vọng các thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn hiểu được CRO là gì. Rất cảm ơn bạn đã theo dõi hết nội dung bài viết của chúng tôi!
Thông tin được biên tập bởi: Dmamagazine.com