Nội dung
Chiến lược marketing mix được doanh nghiệp sử dụng như một hình thức marketing tập hợp bởi nhiều công cụ đơn lẻ. Nó giúp doanh nghiệp quảng bá hình ảnh, chất lượng sản phẩm/dịch vụ đến với khách hàng. Đồng thời marketing mix cũng được doanh nghiệp sử dụng để khẳng định thương hiệu với người tiêu dùng. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn chiến lược marketing mix là gì. Những công cụ marketing cơ bản trong chiến lược này.
Khái Niệm Chiến Lược Marketing Mix Là Gì?
Chiến lược marketing mix là tập hợp của những công cụ marketing đơn lẻ. Nó được doanh nghiệp sử dụng để đạt được mục tiêu quảng bá hình ảnh, chất lượng sản phẩm/dịch vụ. Cũng như là tập hợp các công cụ để khẳng định tên tuổi/ thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường hàng hóa.
Từ ý tưởng thêm một bước nữa cho marketing, thuật ngữ marketing mix đã được sử dụng thành công lần đầu tiên vào năm 1953.Người sử dụng thành công đầu tiên chiến dịch marketing mix là ông Neil Borden chủ tịch của hiệp hội Marketing của Hoa Kỳ.
Sau này vào năm 1960 ông E. Jerome McCarthy đã đề nghị phân loại chiến lược marketing mix theo mô hình 4P. Và được áp dụng rộng dãi cho đến thời điểm hiện tại
Một số doanh nghiệp đã thành công khi triển khai chiến dịch này. Những điểm mấu chốt của chiến dịch là:
- Doanh nghiệp phải đánh giá được phân khúc khách hàng để đặt sản phẩm/dịch vụ đúng chỗ.
- Chọn thời điểm thích hợp để quảng bá sản phẩm/dịch vụ của mình.
- Nghiên cứu mức giá phù hợp để sản phẩm có đủ sức cạnh tranh trên thị trường.
Chiến lược Marketing Mix là gì?
Cấu tạo Của Chiến Lược Marketing Mix
Khi mới được đưa vào sử dụng vào năm 1953 marketing mix có cấu tạo gồm 4 phần như sau:
- Product (sản phẩm).
- Price (giá cả).
- Place (phân phối).
- Promotion (xúc tiến).
Hiện nay ngoài 4 phần trên chiến lược marketing mix đã được phát triển và bổ sung thêm 3 phần để phù hợp hơn với xu hướng thị trường hàng hóa.
- Process (quy trình).
- People (con người).
- Physical Evidence (bằng chứng vật lý).
Bên cạnh đó vào năm 1960 ông Robert F. Lauterborn đã xây dựng thêm thuyết 4Cs bổ sung vào chiến lược marketing mix. Nhằm đáp ứng hầu hết nhu cầu phát triển marketing của các doanh nghiệp lớn, nhỏ.
Marketing Mix 4P Truyền Thống
Chiến lược marketing mix đã được rất nhiều doanh nghiệp triển khai và mang lại không ít lợi ích cho họ. Chính bởi vậy marketing mix đã trở nên nổi tiếng và nó được coi là nền móng vững chắc cho chiến dịch marketing mix bây giờ.
Chúng ta sẽ đi tìm hiểu sâu hơn 4 phần trong marketing mix truyền thống:
Product (Sản Phẩm)
Product được xem là khởi nguồn của chiến dịch marketing mix. Nó có thể là một sản phẩm/ nhãn hàng hoặc những dịch vụ vô hình. Bất kế sản phẩm của doanh nghiệp là những sản phẩm hữu hình hay vô hình đều cần chuẩn bị kỹ lưỡng khâu nghiên cứu sản phẩm. Từ đó mới mong nhận được những đón nhận từ phía người tiêu dùng (khách hàng).
Một số những đúc kết để thành công trong việc nghiên cứu và chuẩn bị sản phẩm:
- Khảo sát đánh giá mong muốn, nhu cầu của khách hàng.
- Lợi ích của sản phẩm/dịch vụ mà bạn mang lại cho khách hàng.
- Sản phẩm/dịch vụ của bạn sử dụng như thế nào. Và chúng có thể sử dụng ở đâu.
- Khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng của sản phẩm/dịch vụ.
- Độ khả dụng của các tính năng trong sản phẩm/dịch vụ.
- Nghiên cứu tên, hình dáng, kích thước sản phẩm nhằm thu hút khách hàng.
- Trình bày đầy đủ ngắn gọn những điểm khách biệt của sản phâm/dịch vụ so với các đối thủ cạnh tranh.
Sau các đặc điểm trên, sản phẩm/dịch vụ cuối cùng bạn muốn khách hàng trải nghiệm, sử dụng là gì (đặc điểm này bao gồm hình thức, chất lượng… của sản phẩm/dịch vụ).

Marketing Mix 4P truyền thống
Price (Giá Cả)
Đây là một kế hoạch cần có sự tìm hiểu và nghiên cứu kỹ lưỡng mới có thể đạt được doanh số và lợi nhuận như mong muốn.
Nếu giá thành của bạn quá cao khách hàng sẽ dần tìm đến các đối thủ cạnh tranh. Nếu giá thành của bạn quá thấp bạn sẽ cần nghiên cứu để có thể bán được số lượng sản phẩm lớn mới mong có thể đáp ứng được vốn và đạt lợi nhuận.
Nói tóm lại bài toán định giá sản phẩm/ dịch vụ luôn làm đau đầu các nhà quản lý. Có 3 chiến lược giúp doanh nghiệp có thể định giá được sản phẩm/dịch vụ của mình:
- Market penetration pricing (định giá thâm nhập).
- Market skimming pricing (định giá hớt váng).
- Neutral pricing (định giá trung lập).
Bên cạnh đó bạn cũng cần lưu ý đến những yếu tố như chi phí sản xuất, giá trị nhận được….để có thể quyết định được mức giá phù hợp cho sản phẩm.
Place (Phân Phối)
Chọn lựa được kênh phân phối sản phẩm cũng không hề đơn giản cho doanh nghiệp. Sau đây là một số chiến lược phân phối doanh nghiệp thường hay triển khai bạn có thể tham khảo để áp dụng với sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp mình.
- Chiến lược phân phối rộng khắp (intensive).
- Chiến lược phân phối độc quyền (exclusive).
- Chiến lược phân phối chọn lọc (selective).
- Nhượng quyền (franchising).
- Promotions (xúc tiến thương mại)
Đây là phần hỗ trợ bán hàng, nhằm đảm bảo các phân khúc khách hàng bạn nhắm tới đều biết đến sản phẩm/dịch vụ doanh nghiệp.
Các hoạt động promotions để hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá sản phẩm/dịch vụ đến được với khách hàng.
Các hoạt động gồm có quảng cáo, catalog, quan hệ công chúng và bán lẻ.
Mối doanh nghiệp sẽ có chiến lược riêng có thể là quảng cáo trên truyền hình, quảng cáo trên báo chí, quảng cáo trên đài phát thanh,…
3P Bổ Sung Cho Chiến Lược Marketing Mix Là Gì?
Với sự phát triển không ngừng của marketing, những đối tượng marketing không còn dừng lại ở mức truyền thống nữa. Chiến lược marketing mix được bổ sung thêm những phần sau:
Process (Quy Trình)
- Doanh nghiệp sẽ cần phải có một quy trình quản lý tiến độ marketing. Nó sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, đánh giá khách hàng và thị trường tốt hơn.
People (Con Người)
- Yếu tố này không thể thiếu trong chiến dịch marketing. Họ sẽ đại diện thương hiệu trực tiếp truyền thông và giới thiệu sản phẩm đến với khách hàng.
Physical Evidence (Bằng Chứng Vật Lý)
- Một số yếu tố như không gian trưng bày sản phẩm, thiết kế cửa hàng, biển hiệu của cửa hàng, trang phục làm việc của nhân viên,… Chúng ta là những yếu tố cơ sở vật chất nhưng lại có tầm ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu của doanh nghiệp. Đồng thời cũng là yếu tố cạnh tranh lớn đối với doanh nghiệp và các đối thủ.
Marketing Mix 4Cs Là Gì
Năm 1990 marketing mix 4Cs được xây dựng bởi Robert F. Lauterborn. Ông xây dựng nó nhằm mục đích phát triển và mở rộng cho chiến lược Marketing Mix. 4Cs được xây dựng với 4 yếu tố như sau:
Cost
- Yếu tố này được mở rộng thêm so với giá thành sản phẩm. Nó có được hiểu là chi phí khách hàng bỏ ra bào gồm giá sản phẩm, vận hành và bảo hành sản phẩm. Consumer Wants and Needs
- Yếu tố này giúp doanh nghiệp luôn phải đặt nhu cầu của khách hàng lên trên. Đòi hỏi họ phải nghiên cứu kỹ lưỡng nhu cầu sử dụng của khách hàng, và chỉ bán những sản phẩm dịch vụ mà khách hàng cần.
Marketing Mix 4Cs là gì?
Communication
- Được hiểu là sự hợp tác của khách hàng và doanh nghiệp. Chính vì vậy các Marketer cần tương tác và trao đổi với khách hàng.Từ đó đánh gía được nhu cầu của khách hàng và tung ra được những sản phẩm phù hợp.
Convenience
- Lượng sản phẩm/dịch vụ luôn phải sẵn sàng để cung cấp cho khách hàng. Marketer cần xác định chính xác kênh phân phối sản phẩm để thuận tiện nhất cho khách hàng.
Kết Luận
Thông thường sẽ tùy vào từ mặt hàng, sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp sẽ chọn các công cụ phù hợp với chiến dịch marketing của mình. Vì vậy nên không có chiến dịch marketing nào là cố định bao nhiêu yếu tố. Chắc hẳn khi đọc đây bạn đã hình dung được chiến dịch marketing mix là gì. Hy vọng bài viết của chúng tôi mang lại giá trị cho bạn và bạn sẽ luôn theo dõi các bài viết của chúng tôi. Cảm ơn bạn rất nhiều!
Thông tin được biên tập bởi: Dmamagazine.com