Nội dung
Buyer persona đã không còn xa lạ trong giới digital marketer. Hiểu rõ về Buyer persona sẽ giúp cá nhân/ doanh nghiệp có thể tăng doanh thu bán hàng và mở rộng thị trường kinh doanh một cách nhanh chóng. Vậy Buyer Persona là gì? Bạn hãy cùng chúng tôi khám phá nhé!
Khái Niệm Về Buyer Persona
Buyer Persona là gì? Buyer persona là thuật ngữ chỉ một hình mẫu dựa trên khách hàng lý tưởng của doanh nghiệp. Hình mẫu này còn được gọi là chân dung khách hàng. Nó được hình thành và xây dựng dựa trên những nghiên cứu về thị trường và kinh nghiệm về khách hàng thực tế. Hình mẫu về khách hàng lý tưởng là một con người thật bạn có thể gặp bất cứ lúc nào trong cuộc sống.

Buyer Persona là gì?
Tác Dụng Của Buyer Persona Trong Giới Digital Marketer Như Thế Nào?
Trước tiên phải kể đến những chiến dịch quảng cáo thành công. Để có những chiến dịch quảng cáo thành công và lôi cuốn được nhiều đối tượng khách hàng phụ thuộc vào việc doanh nghiệp có xây được Buyer persona trước đó hay không.
Sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn những tác dụng của Buyer persona . Để từ đó bạn có thể thành công trong những chiến dịch quảng cáo sản phẩm/dịch vụ của mình.
Tập Chung Đúng Đối Tượng Và Giảm Chi Phí Tạo Ra Lượng Khách Hàng Mới
- Chiến dịch quảng cáo sẽ thành công nếu bạn biết đánh giá phân khúc khách hàng. Khi đã chọn đúng phân khúc khách hàng cho sản phẩm của bạn. Lúc đó bạn cũng sẽ biết nên chọn kênh nào để quảng bá sản phẩm đến khách hàng một cách hiệu quả. Bên cạnh đó việc này cũng giúp làm giảm áp lực cho bạn rất nhiều vì đã khoanh vùng được phân khúc khách hàng.
Nắm Bắt Được Yếu Tố Quan Trọng Khiến Khách Hàng Đưa Ra Quyết Định
- Chúng ta sẽ thành công hơn nếu đứng trên góc độ tâm lý khách hàng tiềm năng để quảng bá sản phẩm.
Khi đứng trên góc độ của người mua hàng chúng ta sẽ hiểu được họ cần gì và họ muốn gì. Ngoài ra sẽ giúp bạn biết cách làm sao để họ trở thành khách hàng trung thành của bạn.
Cải Thiện Tính Năng Sản Phẩm/Dịch Vụ
- Ngoài các tác dụng trên, Buyer Persona còn có thể giúp doanh nghiệp nhìn ra được những thiếu sót trên công dụng của sản phẩm. Hoặc những thiếu sót trong dịch vụ chăm sóc khách hàng. Để từ đó họ tiến hành cải thiện và thay đổi. Các sản phẩm/dịch vụ cung cấp cho khách hàng càng hoàn hảo thì doanh số bán hàng càng tăng lên.
Sản Xuất Ra Những Nội Dung Marketing Tâm Lý Và Hút Khách Hơn
- Một trong những tác dụng của Buyer Persona là giúp doanh nghiệp sản xuất ra những nội dung marketing phù hợp với tâm lý của khách hàng. Từ đó doanh nghiệp sẽ quyết định đưa nội dung quảng cáo nào đến với khách hàng.
Tác dụng của Buyer Persona là gì?
Những Bước Cơ Bản Để Có Thể Xây Dựng Buyer Persona
Để có thể xây dựng được Buyer Persona cũng giống như chúng ta đang cố gắng chinh phụ một mục tiêu mà bản thân mình đặt ra. Chính vì vậy càng làm nhiều lần bạn sẽ đúc kết được càng nhiều kinh nghiệm. Từ đó bạn có thể xây dựng được một Buyer Persona lý tưởng.
Nếu bạn mới bắt đầu bạn hãy tham khảo những bước cơ bản sau:
Bước 1: Xác Định Rõ Mục Tiêu Của Việc Xây Dựng Một Chân Dung Khách Hàng Tiềm Năng
- Việc xác định rõ mục tiêu chân dung khách hàng tiềm năng sẽ giúp bạn biết được nên thu thập những thông tin gì, nên thu thập bao nhiêu là đủ. Từ đó sẽ tiết kiệm thời gian công sức mà bạn phải bỏ ra. Đồng thời thu về được kết quả tốt.
Bước 2: Thu Thập Dữ Liệu về Khách Hàng Tiềm Năng
Có rất nhiều kênh để bạn có thể thu thập được dữ liệu về khách hàng tiềm năng. Điển hình là một số kênh sau:
- Bạn dựa vào những nghiên cứu trong nội bộ của doanh nghiệp.
- Tạo công cụ thăm dò phân tích nhu cầu của những khách hàng phổ biến.
- Thường xuyên thống kê những đánh giá của khách hàng qua forum và mạng xã hội
- Trực tiếp gặp gỡ trao đổi với khách hàng để thu thập những ý kiến thực tế của khách hàng.
- Tuy nhiên cách kênh thu thập này cũng còn rất nhiều hạn chế. Nên bạn hãy cân nhắc chọn kênh phù hợp cho với đối tượng khách hàng mà bạn muốn nhắm đến.
Bước 3: Xử Lý Những Thông Tin Đã Thu Thập Được
- Việc bạn cần làm ở bước này là phân loại thông tin của khách hàng, chia ra từng nhóm theo hành vi, sở thích, giới tính, độ tuổi, thu nhập… của từng khách hàng.
Các bước để có thể xây dựng được Buyer Persona là gì?
Bước 4: Đặt Tên Và Tạo Khuôn Mặt Cho Buyer Persona
- Sau khi triển khai xong ba bước trên bạn nên đặt cho khách hàng tiềm năng của bạn một cái tên và chọn một khuôn mặt như bạn vẫn hình dung về khách hàng này. Việc làm này sẽ giúp bạn thuận tiện trong việc giao tiếp về sau.
Bước 5: Thêm Chi Tiết Về Chân Dung Khách Hàng Tiềm Năng
- Sau khi đã nhóm các khách hàng tiềm năng thành các nhóm khác nhau. Mỗi nhóm đều có đặc tính cơ bản. Bạn bắt đầu thêm cho chân dung khách hàng của bạn những sở thích, phong cách sống, ….. Đồng thời gắn cho họ những quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ mà bạn đang muốn quảng bá tới họ.
Kết Luận
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến Buyer Persona. Khi đọc đến đây chắc hẳn bạn đã hiểu được Buyer Persona là gì. Nếu bạn đang trong quá trình xây dựng một chân dung khách hàng thì đây là bài viết cực ký thú vị. Chúng tôi rất mong những thông tin của bài viết sẽ giúp ích cho bạn. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của chúng tôi!
Thông tin được biên tập bởi: Dmamagazine.com